Quy định thời hạn sở hữu chung cư sẽ giải quyết vướng mắc
Sáng 19.6,địnhthờihạnsởhữuchungcưsẽkhuyếnkhíchchungcưtinh linh ám đế nêu ý kiến thảo luận luật Nhà ở sửa đổi, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đề nghị có quy định thời hạn sử dụng nhà chung cư để khi hết hạn thì dễ dàng cải tạo, sửa chữa.
Ông Hòa cũng đề nghị quy định cụ thể việc cưỡng chế, di dời cư dân ra khỏi các chung cư nguy hiểm, có nguy cơ sập đổ, mất an toàn để đảm bảo hiệu quả của việc cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, xuống cấp.
Cùng quan điểm, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho rằng, nguyên nhân sâu xa của sự phức tạp trong cải tạo chung cư cũ hiện nay là do chung cư được sở hữu vĩnh viễn, không có thời hạn.
"Chính vì vậy, người ta có quyền, người ta không đồng ý thì chúng ta không thể phá dỡ được", ông Cường nêu.
Từ đó, ông Cường đề nghị luật Nhà ở sửa đổi không chỉ quy định "thời hạn sử dụng" nhà chung cư cũ theo thời hạn công trình thiết kế mà phải quy định rất rõ "thời hạn sở hữu" của nhà chung cư phải theo thời hạn của công trình thiết kế.
Theo ông Cường, nếu quy định như vậy sẽ mang lại hai cái lợi. Thứ nhất, đứng về mặt người dân sở hữu nhà, người ta chỉ trả tiền cho việc sở hữu nhà trong thời hạn thiết kế đó, không phải trả tiền cho việc sở hữu vô thời hạn nhưng thực chất đến thời hạn phá dỡ người ta vẫn phải tự bỏ tiền ra.
Nếu bây giờ quy định một nhà sở hữu theo tuổi thọ công trình thì chắc chắn giá nhà sẽ khác so với nhà chúng ta quy định sở hữu vô thời hạn. Như vậy vô hình trung chỉ để thỏa mãn tâm lý sở hữu, người dân đã phải bỏ ra thêm một số tiền để sở hữu một tờ giấy không, khi nhà này đã bị phá dỡ vẫn phải tự bỏ tiền ra.
Đứng về mặt xã hội, chúng ta tránh được tình trạng nếu như nhà này hết thời hạn nhưng không cải tạo, sửa chữa được nếu như chỉ một vài người không đồng tình.
Ông Cường cũng đề nghị nên quy định thời hạn sở hữu theo thời hạn thiết kế, nhưng đi kèm theo đó, nếu đến thời hạn bên thiết kế đánh giá lại, kiểm định lại chất lượng chung cư thấy vẫn tốt, vẫn tồn tại được thì quyền của người sở hữu tiếp tục được kéo dài, không phải bị mất đi.
"Nếu thực hiện được việc này sẽ khắc phục được những tồn tại, hạn chế hiện nay", ông Cường phân tích.
Chung cư tuổi thọ càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn
Tranh luận với các ý kiến trên, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP.HCM), cho rằng phải suy nghĩ theo hướng chung cư tuổi thọ càng cao thì hiệu quả kinh tế đối với xã hội càng lớn. Nếu không chúng ta sẽ khuyến khích xây dựng những chung cư 20 - 30 năm, 30 - 40 năm.
"Cạnh đó, cái chuyện nơi ở dài hạn, cả thế hệ này qua thế hệ khác là nhu cầu tinh thần rất lớn và nó củng cố quan hệ gia đình", ông Nghĩa nói, và cho biết, tại nước ngoài, càng ngày tuổi thọ chung cư càng cao, nhiều nước lên tới hàng trăm năm.
Cũng theo ông Nghĩa, hiện nay đang tồn tại rất nhiều chung cư sở hữu không có thời hạn với rất nhiều chủ sở hữu. Do đó, nếu quy định sở hữu chung cư có thời hạn thì dù không hồi tố vẫn phải xử lý các trường hợp này.
"Cho nên, tôi đề nghị có phương án là chúng ta vẫn duy trì loại chung cư sở hữu dài hạn, lâu dài, đồng thời chung cư có thời hạn để người dân được lựa chọn", ông Nghĩa nêu.
Với vấn đề xử lý an toàn của chung cư cũ, ông Nghĩa dẫn kinh nghiệm quốc tế cho biết, dù sở hữu dài hạn nhưng phải tuân thủ các quy định về an toàn.
Theo ông, ở Singapore, sở hữu nhà ở thương mại lên tới hàng trăm năm. Nhưng khi yếu tố an toàn không đảm bảo nữa thì các công ty phát triển bất động sản sẽ thương thảo với người dân để mua lại căn nhà cũ, duy tu, sửa chữa và xây dựng mới.
"Tóm lại, tôi đề nghị là phải có sự lựa chọn, không nên chọn một thứ vì trong tương lai nhà ở chung cư càng lâu dài, càng tốt càng có lợi cho xã hội và đất nước", ông Nghĩa nêu.
Vấn đề quy định thời hạn sở hữu chung cư là vấn đề gây tranh cãi từ những dự thảo đầu tiên của luật Nhà ở sửa đổi.
Ban đầu, Chính phủ đề nghị quy định thời hạn sở hữu chung cư trong luật, tạo điều kiện để cải tạo, sửa chữa các chung cư cũ, nguy cơ mất an toàn. Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra và Ủy ban Thường vụ Quốc hội không đồng tình với đề xuất này.